Web API Là Gì? Ứng Dụng Của Web API Trong Thiết Kế Web

Trong lĩnh vực lập trình web, có một khái niệm quan trọng mà các nhà phát triển không thể bỏ qua đó chính là Web API. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn mơ hồ về khái niệm này, không biết chính xác nó là gì và tại sao lại quan trọng đối với lập trình web.

Vậy Web API là gì? Nó được sử dụng như thế nào trong lập trình web? Và tầm quan trọng của Web API là gì?

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Web API, từ khái niệm cơ bản đến cách sử dụng và các ứng dụng của nó. Nếu bạn đang tìm kiếm những kiến thức cơ bản về Web API, hoặc muốn tìm hiểu thêm về cách sử dụng và ứng dụng của nó, thì hãy tiếp tục đọc bài viết này.

1. Web API Là Gì?

Trước khi tìm hiểu khái niệm của Web API, chúng ta hãy cùng khám phá định nghĩa của API. API là viết tắt của từ Application Programing Interface có nghĩa là Giao diện lập trình ứng dụng. Đây là phương thức kết nối các ứng dụng hoặc thư viện với nhau. Lập trình viên có thể dùng API để truy xuất đến các hàm thường dùng và trao đổi dữ liệu giữa các ứng dụng.

Web API là một framework dùng để xây dựng các dịch vụ web với giao thức HTTP. Nói cách khác, Web API là giao diện lập trình ứng dụng dành cho máy chủ web (web server) và trình duyệt web.

2. Cách Thức Hoạt Động Của Web API Là Gì?

Web API Là Gì

Mô hình hoạt động của Web API

Web API hoạt động theo System – System interaction hay mô hình tương tác giữa các hệ thống với nhau. Cụ thể, đây là mô hình cho phép thông tin/dữ liệu có thể được một hệ thống khác xử lý, sau đó kết quả sẽ được hiển thị cho người xem.

Web API có thể nhận yêu cầu từ các loại thiết bị khác nhau như laptop, điện thoại, v..v. Những yêu cầu này sẽ được đưa đến máy chủ web để xử lý và trả về máy khách dữ liệu mong muốn.

4 bước sau đây mô tả chi tiết cách thức hoạt động của Web API:

  • Bước 1: Tạo URL API để bên thứ 3 có thể gửi yêu cầu đến máy chủ nhờ cung cấp nội dung thông qua giao thức HTTP/HTTPS
  • Bước 2: Các ứng dụng nguồn tiến hành kiểm tra xác thực và trả về nội dung thích hợp tại máy chủ
  • Bước 3: Máy chủ trả về dữ liệu theo định dạng XML hoặc JSON qua giao thức HTTP/HTTPS
  • Bước 4: Dữ liệu trả về sẽ được phân tích để xây dựng cơ sở dữ liệu tại nơi yêu cầu ban đầu (ứng dụng web, ứng dụng di động).

3. Ứng Dụng Của Web API Trong Thiết Kế Web

Web API Là Gì

Ứng dụng của web API trong thiết kế website

3.1. Tạo website thương mại điện tử

Web API còn hỗ trợ xây dựng các trang web bán hàng online. Đặc biệt trong việc thiết kế website thương mại điện tử trên nền tảng Shopify. Bằng cách dùng API của Shopify gắn vào các thành phần trên trang web, bạn sẽ có một website thương mại điện tử.

3.2. Tối ưu công cụ tìm kiếm

Search Engine hay công cụ tìm kiếm là một thành phần không thể thiếu của mọi trang web. Điểm trừ của việc sử dụng công cụ tìm kiếm thông thường là dữ liệu trả về sẽ rời rạc và thiếu thống nhất. Do đó, người dùng rất khó tìm được nội dung mong muốn hay một thông tin có tính đặc thù nào đó.

Để cải thiện tình trạng này, các nhà thiết kế website sẽ ứng dụng API để tối ưu công cụ tìm kiếm. Việc sử dụng Web API sẽ cho phép tìm kiếm thông tin một cách chọn lọc và chính xác nhất. Điều này góp phần nâng cao trải nghiệm của người dùng đối với trang web.

3.3. Tích hợp với kênh mạng xã hội

Các web API có khả năng tích hợp với nhiều kênh mạng xã hội nổi tiếng hiện nay như Twitter, Facebook, Instagram…

Ví dụ: Khi bạn truy cập vào một trang web sẽ thấy phần liên kết với trang Gmail hay Facebook. Một số website còn có phần bình luận, nút like, theo dõi Fanpage dành cho các bài viết. Nhờ ứng dụng web API, người dùng có thể đăng nhập bằng tài khoản mạng xã hội của mình để tương tác với bài viết.

Để tích hợp được các trang mạng xã hội, lập trình viên phải dùng API của nền tảng mạng xã hội nhúng vào trang web. Với API, website và mạng xã hội có thể trao đổi dữ liệu qua lại một cách dễ dàng. Người dùng sẽ không phải thoát khỏi website mà vẫn tương tác được với ứng dụng mạng xã hội một cách bình thường.

4. Ưu & Nhược Điểm Của Web API Là Gì?

4.1. Ưu điểm

  • Linh hoạt đối với các dạng dữ liệu trả về Client: Json, XML hay những định dạng khác nữa
  • Dễ dàng xây dựng được HTTP service: URI, URI, request/response headers, content formats, caching, versioning và cả host trong ứng dụng
  • Được sử dụng phổ biến trên các ứng dụng ở desktop, mobile và website
  • Hỗ trợ về thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container, dependency injection, unit test
  • Hỗ trợ về thành phần MVC như: routing, controller, action result, filter, model binder, IoC container, dependency injection, unit test
  • Mã nguồn mở hỗ trợ những chức năng của Restful

4.2. Nhược điểm

  • Mất thời gian trong việc phát triển, nâng cấp, và vận hành
  • Lập trình viên cần có kiến thức và am hiểu thực sự về backend để sử dụng tốt web API
  • Hệ thống có thể bị tấn công nếu không giới hạn điều kiện hoặc chức năng
  • Web API chưa được gọi là Restful Service bởi nó chỉ mới hỗ trợ mặc định Get, Post

5. Kết Luận

Sau khi tìm hiểu Web API là gì, chúng ta có thể thấy rõ ràng tầm quan trọng của nó đối với lập trình web. Web API là một công nghệ quan trọng cho phép các ứng dụng khác nhau có thể giao tiếp với nhau một cách dễ dàng và hiệu quả. Từ đó, ta có thể tạo ra những ứng dụng web và ứng dụng di động với tính năng phong phú và đáp ứng được nhu cầu của người dùng.

Tuy nhiên, việc sử dụng Web API cũng đòi hỏi các nhà phát triển cần có kiến thức chuyên môn về lập trình và hiểu rõ về cách sử dụng Web API một cách đúng đắn. Bài viết này đã cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về Web API, từ đó giúp bạn có thể bắt đầu nghiên cứu và áp dụng Web API vào trong công việc lập trình của mình.

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ TẠI VINAHOST

>> SERVER – COLOCATION – CDN

>> CLOUD – VPS

>> HOSTING

>> EMAIL

>> WEBSITE

>> TÊN MIỀN

>> SSL – LICENSE

Đánh giá bài viết
29/06/2023
Was this article helpful?
Đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận