So sánh SSL Free Let’s Encrypt với SSL thương mại (CA) tại VinaHost

Bài viết này sẽ So sánh SSL Free Let’s Encrypt với SSL thương mại (CA) mua tại VinaHost. Nếu bạn cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ VinaHost qua Hotline 1900 6046 ext.3, email về support@vinahost.vn hoặc chat với VinaHost qua livechat https://livechat.vinahost.vn/chat.php.

Letsencrypt là gì?

So sánh SSL Free Let's Encrypt với SSL thương mại (CA) tại VinaHost.

Hình 1: Logo của SSL miễn phí Let’s Encrypt.

SSL Let’s Encryp miễn phí được cung cấp miễn phí khi chúng được cấp bởi tổ chức phát hành chứng chỉ phi lợi nhuận. Let’s Encrypt, một CA (cơ quan cấp chứng chỉ) phi lợi nhuận hàng đầu cung cấp chứng chỉ SSL/TLS miễn phí. Mục đích của họ là mã hóa toàn bộ trang web đến mức HTTPS trở thành tiêu chuẩn.

SSL Let’s Encrypt hỗ trợ trên hầu hết các server, host, máy tính… có kết nối mạng toàn cầu không bị giới hạn bởi firewalld (chứng chỉ muốn được hoạt động phải mở được kết nối đến quốc tế để máy chủ CA (Certificate authorities) cấp chứng chỉ hoạt động.  An toàn cho bạn và người dùng mà không mất phí. Vậy chứng chỉ có phí và miễn phí khác nhau ở điểm nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần 2.

So sánh SSL Free Let’s Encrypt với SSL thương mại (CA) tại VinaHost

Thời hạn chứng chỉ

Thời hạn chứng chỉ trả phí tối thiểu là 1 năm, sau khi hết hạn, bạn phải đăng ký lại chứng chỉ của mình với nhà cung cấp SSL, tại VinaHost có các loại chứng chỉ SSL bạn có thể lựa chọn ở link sau: Chứng chỉ số SSL | Dùng thử SSL miễn phí | VinaHost.vn

Thời hạn chứng chỉ miễn phí trong vòng gần 3 tháng (90 ngày),  sau 90 ngày bạn phải gia hạn lại, điều này có thể cài đặt auto renew (tự động gia hạn) bằng các phương pháp kỹ thuật hoặc tùy chọn giao diện server, host… có sẵn.

Tính an toàn

 Đều có bảo mật mã hóa RSA 2048 bit nhưng 2 loại SSL này vẫn khác nhau về các điểm như sau:

Hình 2: Mô tả SSL EV có khóa xanh kèm tên doanh nghiệp, được chứng thực về độ tin cậy.

Chứng chỉ SSL trả phí thường sẽ đi kèm với chế độ bảo hành. Đây cũng như là một hình thức bảo hiểm đề phòng rủi ro. Những rủi ro có thể kể đến như: đền bù tiền nếu dữ liệu bị đánh cắp/ giao dịch gian lận… Việc xác thực được bảo mật, chúng ta không cần cung cấp đầy đủ các kết nối từ server, host sử dụng mà có thể cung cấp 1 trong các yếu tố như email, DNS (tên miền) hoặc xác thực file theo đường kết nối riêng trên máy chủ…

Ngoài SSL xác thực tên miền (Domain validated – DV) còn có thêm SSL xác thực tổ chức (Organization validated – OV) và SSL xác thực mở rộng (Extended Validated – EV) hỗ trợ hiển thị trên thanh địa chỉ màu xanh lá cây, giúp tăng độ tin cậy, chuyên nghiệp của website và tạo lòng tin cho người dùng, có sự  đòi hỏi khắt khe hơn như yêu cầu bên mua chứng chỉ gửi các tài liệu kinh doanh quan trọng để chứng minh tình hình hoạt động của công ty.

SSL miễn phí chỉ cung cấp duy nhất loại chứng chỉ DV (Xác thực qua domain và DNS). Nói một cách đơn giản, SSL miễn phí chỉ cung cấp chứng nhận chứng minh chủ sở hữu tên miền, không cần email kích hoạt dịch vụ hoặc giấy tờ chứng minh quyền, doanh nghiệp sỡ hữu… Chứng chỉ SSL miễn phí không cung cấp bất kỳ hình thức bảo hành nào. Nếu trang web của bạn chẳng may bị tin tặc đánh cắp dữ liệu hoặc gặp sự cố về bảo mật thì sẽ không được bồi thường như các hình thức SSL có phí khác.

Hỗ trợ kỹ thuật

Người dùng SSL trả phí nhận được rất nhiều hỗ trợ kỹ thuật từ nhà cung cấp và các nhân viên kỹ thuật: hỗ trợ cài đặt, sửa lỗi và tư vấn bảo mật trong quá trình sử dụng. Có thể dùng chứng chỉ cài cho nhiều máy chủ khác nhau (Apache, Nginx, IIS…).

Người dùng SSL miễn bị hạn chế về mặt kỹ thuật, phụ thuộc vào quản trị viên server, nhân viên hỗ trợ tại nơi chứa dữ liệu website mà các nhân viên này đang quản lý, phụ thuộc vào nhiều mặt kỹ thuật để mở kết nối đến quốc tế, kích hoạt chứng chỉ. Việc sử dụng SSL miễn phí có thể chứa các loại bot thu thập dữ liệu người dùng.

Hỗ trợ về WildCart(SSL cho domain chính và subdomain)

SSL trả phí đòi hỏi phải trả chi phí cho phần wild card cho các subdomain, ví dụ như domain.com thì subdomain là sub.domain.com, thường SSL cho domain chính chỉ hỗ trợ phần www như www.domain.com.

SSL miễn phí hỗ trợ hầu hết các tên miền, chỉ phụ thuộc phần xác thực domain và DNS (với letsencrypt chúng ta phải cấu hình bản ghi DNS A về server muốn cài đặt SSL thì có thể kích hoạt SSL cho tên miền).

Đánh giá bài viết
14/06/2023
Was this article helpful?
Đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận