PHÂN BIỆT THICK & THIN PROVISIONING

Khởi tạo VM (Virtual Machine) trên vSphere Client có bước lựa chọn định dạng phân vùng lưu trữ cho VM như: Thin Provisioned, Thick Provisioned Lazy Zeroe & Thick Provisioned Eager Zeroed. Có bao giờ bạn thắc mắc nó là gì không hay chọn theo thói quen?

Tuy nhiên để VM đạt được hiệu năng tốt nhất để đáp ứng nhu cầu riêng biệt cho VM bạn phải hiểu và chọn định dạng phân vùng phù hợp.

Điểm khác nhau rõ ràng nhất là sự chiếm dụng tài nguyên lưu trữ của server.

Giả sử bạn tạo VM 100Gb, Chọn định dạng Thick thì VM sẽ chiếm dụng đúng 100Gb của server, chọn Thin thì VM chỉ chiếm dụng đúng dung lượng mà nó đang lưu trữ.

Hiệu suất thì Thick Provisioned Eager Zeroed sẽ có hiệu suất tốt nhất, sau đó đến Thick Provisioned Lazy Zeroe và sau cùng là Thin Provisioned.

Thick Provisioned Eager Zeroed cũng giống như Full Format vậy, định dạng này thực hiện việc ghi giá trị 0 lên tất cả sector, đồng nghĩa việc sao chép dữ liệu vào sẽ chỉ việc ghi thêm giá trị 1 lên. Thick Provisioned Lazy Zeroe thì như Quick Format, sao chép dự liệu đến đâu sẽ ghi đến đó. Sau cùng là Thin Provisioned như Thick Provisioned Lazy Zeroe nhưng thêm một bước là giản nở ra!

Sự khác nhau giữa Thick & Thin Provisioning đơn thuần là vậy, hãy chọn định dạng phù hợp nhất cho mục đích sử dụng để VM hoạt động tốt nhất.

Đánh giá bài viết
Was this article helpful?
Đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận