P.1: Hệ Thống IIS Cơ Bản (Windows + IIS + MS SQL + Web Platform Installer + SSL)

Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn Hệ Thống IIS Cơ Bản (Windows + IIS + MS SQL + Web Platform Installer + SSL free Let’s Encrypt). Nếu bạn cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ VinaHost qua Hotline 1900 6046 ext.3, email về support@vinahost.vn hoặc chat với VinaHost qua livechat https://livechat.vinahost.vn/chat.php.

Bước 1: Cài đặt IIS trên Windows Server

– Mở Server Manager, sau đó chọn Add RolesFeatures

– Tiếp tục bấm NEXT

– Chọn Role-based or Feature-based Installation, sau đó bấm NEXT

– Chọn Select a server from the server pool, tiếp tục bấm NEXT

– Chọn vào Web Server (IIS) như hình dưới đây:

– Bấm vào Add Features

– Nhấp vào NEXT để tiếp tục

– Trong phần Roles services, bạn chọn tích hết tất cả Option trong Security và bấm NEXT

– Bấm tiếp Install để tiến hành cài đặt

– Sau khi cài hoàn tất, bấm vào CLOSE

– Bấm vào Tools ở góc phải màn hình. Giao diện sẽ hiện IIS nếu bạn đã cài thành công.

– Chạy trình duyệt web và truy cập vào localhost, sau đó bạn có thể xác minh IIS có đang chạy bình thường không.

Bước 2: Cài đặt SQL server trên Windows server

– Chuẩn bị phương tiện cài đặt

– Tải SQL server tại đây:

DOWNLOAD

– Khi nhập địa chỉ liên kết này trong trình duyệt Internet Explorer trên máy ảo, bạn sẽ có lựa chọn dùng thử bản SQL Server 2019 hoặc kéo xuống dưới một chút để tải bản miễn phí (Express hoặc Developer).

– Sau khi tải xong, các bạn sẽ có một file dạng như này, click khởi chạy nó

– Khi khởi chạy thành công, các bạn sẽ thấy một cửa sổ với ba mục để cho các bạn chọn:
Basic: Đây là tùy chọn đơn giản nhất, phần mềm sẽ tự động cấu hình cho các bạn những cài đặt cơ bản.
+ Custom: Với những bạn có nhu cầu chuyên sâu hơn, chọn mục đấy để có thể cấu hình thủ công cài đặt
+ Download Media: Mục này sẽ giúp các bạn tải về một file cài đặt offline nhằm mục đích cài được nhiều thiết bị khác nhau mà không cần tải lại.
Trong phạm vi bài hướng dẫn này, mình sẽ chọn mục custom

– Sau khi tải và cài đặt xong, cửa sổ bên dưới sẽ xuất hiện:

– Ta chọn New SQL Server stand-alone installation or add features to exiting installation

– Tích vào mục “I accept the licensing terms…” và sau đó nhấp vào nút “Next

– Trong hộp thoại này, hãy tích vào tùy chọn “Use Microsoft Update to check for updates (recommended)”. Bằng cách này, cài đặt của bạn sẽ theo dõi nếu có bất kỳ bản cập nhật nào từ Microsoft. Sau khi nhấp vào tùy chọn này, hãy nhấp tiếp vào nút “Next

– Màn hình này được hiển thị trong khi quá trình cài đặt đang quét các bản cập nhật. Khi quá trình quét các bản cập nhật hoàn tất, hãy nhấp tiếp vào nút “Next

– Bạn có thể thấy rằng ví dụ này chỉ có cảnh báo quy tắc Install Rules. Tạm bỏ qua điều này ngay bây giờ và nhấp vào nút “Next

– Ở màn hình Feature Selection, bạn có thể chọn Select All hoặc chọn một số tính năng tối thiểu (có thể dùng trong việc học các môn CSDL) như:

+ Database Engine Services

+ Data Quality Client

+ Client Tools Connectivity

– Để tiếp tục cài đặt, nhấp vào nút “Next

– Chọn Next để chuyển đến màn hình Instance Congifuration, chọn Default instance hoặc Named instance (trong một số trường hợp cài SQL Server từ lần thứ hai bắt buộc phải thiết đặt lại field Name instance này). Nhấn Next để tiếp tục

– Đối với PolyBase, hãy chọn các giá trị mặc định và nhấn vào nút “Next”.

– Như bạn có thể thấy, máy trong ví dụ thiếu môi trường Java Runtime. Để giải quyết vấn đề này, chỉ cần cài đặt Oracle JRE. Nhấn vào nút “Next” để cài đặt JRE

– Tại thời điểm này, tác giả chỉ đang thử nghiệm SQL Server 2019, vì vậy tác giả sẽ chỉ lấy các giá trị mặc định cho Service Accounts và Collation bằng cách nhấp vào nút “Next”. Thông thường, đối với một cài đặt sản xuất, bạn cần đảm bảo rằng các tài khoản được sử dụng cho các dịch vụ tuân theo thực tiễn tốt nhất trong ngành và các tiêu chuẩn cài đặt SQL Server.

– Chọn Next ở các màn hình tiếp theo. Ở màn hình Database Engine Configuration, chọn Mixed Mode và thiết lập password cho tài khoản > Add Current User để thêm user quản lý SQL vào ô “Specify SQL Server administrators“. Nhấn Next để tới màn hình tiếp theo:

– Nhấp vào nút Accept và sau đó, nhấp vào nút “Next” (lưu ý khi nhấp vào nút “Accept” nút “Next” sẽ được kích hoạt)

– Một lần nữa, hãy đồng ý chấp nhận cài đặt Python và sau đó nhấp vào nút “Next” (một lần nữa lưu ý nút Next được kích hoạt sau khi nhấp vào nút “Accept”).

– Cuối cùng, bạn đã hoàn thành việc xác định cấu hình cài đặt SQL Server 2019. Như bạn thấy, hộp thoại này sẽ hiển thị một bản tóm tắt về cấu hình đã chọn. Trong hộp thoại này, bạn hãy di chuyển thanh trượt ở bên phải lên và xuống để xem lại cấu hình tóm tắt cho phiên bản CTP2.0 SQL Server 2019 đầu tiên của mình. Nhớ lưu ý đường dẫn cho vị trí của file cấu hình ini. Bạn có thể sử dụng file này sau để kiểm tra cài đặt không giám sát. Sau khi xem xét bản tóm tắt, hãy nhấp vào nút “Install“. Điều này sẽ giúp bắt đầu quá trình cài đặt:

– Quá trình cài đặt sẽ mất một lúc để hoàn thành. Khi cài đặt hoàn thành, hộp thoại xác nhận quá trình thành công sau đây được hiển thị:

– Hãy xem lại trạng thái của từng tính năng được cài đặt bằng cách di chuyển thanh trượt ở bên phải lên và xuống. Thực hiện điều này để xác minh rằng tất cả các tính năng đều có trạng thái “Succeeded”. Tất cả đều thành công. Tại thời điểm này, SQL Server 2019 và tất cả các tính năng của nó trên máy ảo đã cài đặt thành công.

– Để quản lý và kiểm tra phiên bản SQL Server 2019 mới, bạn cũng sẽ cần phải cài đặt SQL Server Management Studio (SSMS). Hãy cài đặt phiên bản SSMS mới và tuyệt vời nhất trên máy tính của mình. Để có được phiên bản mới nhất của SSMS, hãy sử dụng liên kết “Install SQL Server Management Tools” trên hộp thoại “SQL Server Installation Center” như hình dưới đây:

– Tải tập tin cài đặt SSMS như hình rồi khởi chạy

– Để bắt đầu cài đặt SSMS 18.9.1, hãy nhấp vào nút “Install”.

– Khi làm điều này, hộp thoại tiến trình sau sẽ hiển thị trong khi quá trình cài đặt SSMS đang chạy:

– Sau khi cài đặt hoàn tất, màn hình sau được hiển thị:

– Tại thời điểm này, SQL Server 2019 và SQL Server Management Studio (SSMS) đã được cài đặt. Hãy bắt đầu quá trình xác minh của mình bằng cách sử dụng SSMS. Khi SSMS khởi động lần đầu tiên, bạn sẽ thấy màn hình sau:

– Cửa sổ này hiển thị trong vài giây, nhưng sau đó SSMS bắt đầu, thì màn hình sau được hiển thị:

– Config SQL Server cho phép kết nối từ xa

– Mục đích là kích hoạt tính năng cho phép kết nối từ xa của SQL Server và thiết lập cổng nghe (Listenning Port) cho SQL Server.

– Vào Start -> All Programs -> SQL Server 2019 Configuration Manager -> SQL Server  Services-> SQL Server (SQLEXPRESS)

chú ý đây là dịch vụ cơ bản của SQL Server, tên của nó tùy thuộc vào Instant của SQL mà bạn cài vào máy, của tôi là MSSQLSERVER, có thể Instant của bạn sẽ khác). Click phải vào và chọn Properties (xem hình)

– Trong Tab Log On, click chọn vào Built-In Account, chọn vào Network Service như trong hình, Click OK

– Quay lại màn hình SQL Server Configuration Manager -> ở menu bên trái tiếp tục click vào mục SQL Server Network Configuration để mở ra menu con Protocols for MSSQLSERRVER (tên trên máy bạn có thể khác), chọn vào mục này -> bên phải tìm mục có tên là TCP/IP, click phải vào nó và chọn Properties (xem hình)

– Trong cửa sổ mở ra, ở Tab Protocols, mục Enabled chọn vào Yes

– Tiếp tục click qua Tab IP Address -> Sẽ xuất hiện list các IP (IP1, IP2,…) đây là danh sách các IP hình thành khi máy bạn có kết nối vào các mạng LAN khác nhau

– Hãy chọn một IP nào đó bất kỳ (ví dụ tôi chọn IP1)

+ Ở mục IP Address bạn xóa đi và gõ lại địa chỉ IP của máy bạn trong mạng LAN (chú ý đây là địa chỉ IP của máy bạn trong mạng LAN – ví dụ của tôi là 123.30.129.169)

+ Ở mục Active – chọn Yes, mục Enabled – chọn Yes

+ Ở mục TCP Port, khai báo cổng share mặc định của SQL, bạn có thể để mặc định là 1433

+ Click OK

–  Restart lại SQL Server. (bằng cách chọn vào mục SQL Server  Services, bên phải click phải vào mục SQL Server (MSSQLSERVER) -> Chọn Restart)

– Cấu hình Firewall cho phép nhận kết nối đến qua cổng share của SQL Server

– Mục đích của việc này là để mở cổng Firewall của Windows cho phép nhận kết nối từ bên ngoài qua cổng share của SQL, mặc định là cổng 1433

– Ta sử dụng 2 lệnh sau

#netsh advfirewall firewall add rule name= “Open Port 1433” dir=in action=allow protocol=TCP localport=1433
#netsh advfirewall set currentprofile state on

– Tạo một user để thực hiện kết nối từ xa

– Mở Start -> All Programs -> Microsoft SQL Server Management Studio 18 ->Connect vào Server

– Ở menu bên trái, mở mục Security -> Login -> Nhấn chuột phải và chọn New Login

– Gõ vào Tên User, Password như trong hình, bỏ dấu ở mục Enforce password Expiration -> Nhấn OK

– Hãy ngồi ở một máy tính nào đó ngoài mạng LAN của bạn, có kết nối Internet.

– Dùng một chương trình quản lý Microsoft SQL Server Management Studio 18 -> Nhấn Connect

– Server name: Đây là địa chỉ của Server nhận kết nối (chính là máy bạn đã cài SQL). Trong hình tôi gõ là 123.30.129.169. Trong đó 123.30.129.169 chính là địa chỉ IP của máy tôi ở trên Internet, 1433 là cổng (Port) share SQL Server của tôi (tùy cổng share của bạn thiết lập, số này có thể khác, nếu bạn dùng 1433 thì có thể không cần gõ vì đây là cổng mặc định)

– Authentication: Chọn kiểu chứng thực người dùng, có hai chế độ chứng thực là Windows Authentication và SQL Server Authentication. Tuy nhiên để kết nối từ xa thì phải dùng SQL Server Authentication

– Login: Gõ user name mà bạn đã tạo

– Password: Mật khẩu tương ứng

Bước 3: Cài đặt các ứng dụng web với Windows Web Platform

Rất nhiều ứng dụng web ngày nay, như WordPress, MediaWiki … là mã nguồn mở và hoạt động miễn phí từ bất kỳ máy tính nào với hệ thống web server đơn giản. Nhưng việc thực hiện có vẻ không hề đơn giản với khâu cài đặt khác phức tạp, và số lượng các thành phần yêu cầu khác như PHP và MySQL. Và Microsoft đã mang lại 1 công cụ tiện lợi, đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết với ứng dụng Windows Web Platform Installer. Cụ thể, trong bài hướng dẫn, Quản Trị Mạng sẽ hướng dẫn từng bước chi tiết cài đặt WordPress và Visual Web Developer 2010 Express để chỉnh sửa mã với Web Platform Installer. Với các ứng dụng và công cụ web khác thì cách làm cũng tương tự như vậy.

– Đường dẫn tải Web Platform Installer

DOWNLOAD

– File download sẽ được tải về với dung lượng rất nhỏ, chạy file đó và quá trình tải Web Platform Installer bắt đầu, chương trình tương thích tốt với Windows 7,8,10 cũng như các phiên bản Windows Server khác:

– Chờ 1 lúc sẽ cài Web Platform Installer sẽ kích hoạt.

Ta tiến hành truy cập Web Platform Installer để cài các modun

– Open IIS Manager ( Start >> Run >> gõ inetmgr và enter). Hoặc bạn có thể truy cập bằng giao điện (Server manager >> Tools >> Internet Information Services (IIS) Manager)

– Khi IIS Manager mở, hãy nhìn vào bên trái cửa sổ trong phần Connections. Mở rộng menu dạng cây cho đến Site chuột phải Site chọn Add Web Site

– Điền Site nameHost name và chọn đường dẫn đến thư mục chứa code web ta mới tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Ta tiến hành upload source code và đường dẫn này

– Truy cập ” http://vothanhdam.tk ” để tiến hành kiểm tra

Bước 4: Cài đặt SSL cho website

– Hiện website chưa có SSL nên ta tiến hành cài đặt SSL cho website

– Cách đơn giản nhất là sử dụng LetsEncrypt-WinSimple: DOWNLOAD.

– Sau đó vào mục releaes rồi tải win-acme.v2.1.17.1065.x64.trimmed.zip giải nén.

– Kế tiếp bạn chạy CMD với quyền Administrator, dir vào thư mục mới giải nén C:\Users\Administrator\Downloads\win-acme.v2.1.17.1065.x64.trimmed và chạy cmd: .\wacs.exe

N: Tạo chứng chỉ (cài đặt mặc định)

M: Tạo chứng chỉ (tùy chọn đầy đủ)

R: Chạy gia hạn (0 hiện đang đến hạn)

A: Quản lý các lần gia hạn (tổng số 0)

O: Nhiều tùy chọn hơn …

Q: Thoát

– Bấm N và Enter ( Create new certificate )

– Tiếp theo nó sẽ liệt kê các website bạn muốn cài đặt SSL LetsEncrypt WinSimple

+ Ta chọn số thứ tự website mà bạn muốn cài đặt ngoài ra ta có thể Enter để cài đặt cho tất cả các website

+ Ở đây mình chỉ có 1 website nên ta có thể ấn 2 hoặc Enter để cài đặt SSL LetsEncrypt WinSimple cho website này.

– Tiếp theo mục này bạn ấn P để tiếp tục tiến hành cài đặt SSL LetsEncrypt WinSimple cho website bạn chọn ở trên hoặc bạn có thể chọn tất cả các sự lựa chọn nếu ở trên ta chọn tất cả.

– Bước tiếp theo bạn có thể cài đặt SSL cho domain và các subdomain ta nhập tên domain và subdomain cần được cài đặt SSL.

– Bước tiếp theo là (YES) xác nhận tiếp tục cài đặt với các sự lựa chọn.

– Tiếp theo là (YES) hỏi muốn mở các ứng dụng mặc định như website cần mở port 443 cho SSL,…

– Tiếp theo là (YES) chấp nhận các điều khoản.

– Nhập tên mail để nhận được các thông báo.

– Ta tiến hành truy cập và kiểm tra lại nhé.

Bước 3: Cài đặt các ứng dụng web với Windows Web Platform

Rất nhiều ứng dụng web ngày nay, như WordPress, MediaWiki … là mã nguồn mở và hoạt động miễn phí từ bất kỳ máy tính nào với hệ thống web server đơn giản. Nhưng việc thực hiện có vẻ không hề đơn giản với khâu cài đặt khác phức tạp, và số lượng các thành phần yêu cầu khác như PHP và MySQL. Và Microsoft đã mang lại 1 công cụ tiện lợi, đơn giản và dễ dàng hơn bao giờ hết với ứng dụng Windows Web Platform Installer. Cụ thể, trong bài hướng dẫn, Quản Trị Mạng sẽ hướng dẫn từng bước chi tiết cài đặt WordPress và Visual Web Developer 2010 Express để chỉnh sửa mã với Web Platform Installer. Với các ứng dụng và công cụ web khác thì cách làm cũng tương tự như vậy.

– Đường dẫn tải Web Platform Installer

DOWNLOAD

– File download sẽ được tải về với dung lượng rất nhỏ, chạy file đó và quá trình tải Web Platform Installer bắt đầu, chương trình tương thích tốt với Windows 7,8,10 cũng như các phiên bản Windows Server khác:

– Chờ 1 lúc sẽ cài Web Platform Installer sẽ kích hoạt.

Ta tiến hành truy cập Web Platform Installer để cài các modun

– Open IIS Manager ( Start >> Run >> gõ inetmgr và enter). Hoặc bạn có thể truy cập bằng giao điện (Server manager >> Tools >> Internet Information Services (IIS) Manager)

– Khi IIS Manager mở, hãy nhìn vào bên trái cửa sổ trong phần Connections. Mở rộng menu dạng cây cho đến Site chuột phải Site chọn Add Web Site

– Điền Site nameHost name và chọn đường dẫn đến thư mục chứa code web ta mới tạo

– Ta tiến hành upload source code và đường dẫn này

– Truy cập ” http://vothanhdam.tk ” để tiến hành kiểm tra

Bước 4: Cài đặt SSL cho website

– Hiện website chưa có SSL nên ta tiến hành cài đặt SSL cho website

– Cách đơn giản nhất là sử dụng LetsEncrypt-WinSimple: DOWNLOAD.

– Sau đó vào mục releaes rồi tải win-acme.v2.1.17.1065.x64.trimmed.zip giải nén.

– Kế tiếp bạn chạy CMD với quyền Administrator, dir vào thư mục mới giải nén C:\Users\Administrator\Downloads\win-acme.v2.1.17.1065.x64.trimmed và chạy cmd: .\wacs.exe

N: Tạo chứng chỉ (cài đặt mặc định)

M: Tạo chứng chỉ (tùy chọn đầy đủ)

R: Chạy gia hạn (0 hiện đang đến hạn)

A: Quản lý các lần gia hạn (tổng số 0)

O: Nhiều tùy chọn hơn …

Q: Thoát

– Bấm N và Enter ( Create new certificate )

– Tiếp theo nó sẽ liệt kê các website bạn muốn cài đặt SSL LetsEncrypt WinSimple

+ Ta chọn số thứ tự website mà bạn muốn cài đặt ngoài ra ta có thể Enter để cài đặt cho tất cả các website

+ Ở đây mình chỉ có 1 website nên ta có thể ấn 2 hoặc Enter để cài đặt SSL LetsEncrypt WinSimple cho website này.

– Tiếp theo mục này bạn ấn P để tiếp tục tiến hành cài đặt SSL LetsEncrypt WinSimple cho website bạn chọn ở trên hoặc bạn có thể chọn tất cả các sự lựa chọn nếu ở trên ta chọn tất cả.

– Bước tiếp theo bạn có thể cài đặt SSL cho domain và các subdomain ta nhập tên domain và subdomain cần được cài đặt SSL.

– Bước tiếp theo là (YES) xác nhận tiếp tục cài đặt với các sự lựa chọn.

– Tiếp theo là (YES) hỏi muốn mở các ứng dụng mặc định như website cần mở port 443 cho SSL,…

– Tiếp theo là (YES) chấp nhận các điều khoản.

– Nhập tên mail để nhận được các thông báo.

Hệ Thống IIS Cơ Bản

– Ta tiến hành truy cập và kiểm tra lại nhé.

Hệ Thống IIS Cơ Bản

THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ TẠI VINAHOST:

>> SERVERCOLOCATION – CDN

>> CLOUDVPS

>> HOSTING

>> EMAIL

>> WEBSITE

>> TÊN MIỀN

>> SSL

 

 

 

Đánh giá bài viết
Was this article helpful?
Đánh giá
Đánh giá bài viết
Đăng ký nhận tin

Để không bỏ sót bất kỳ tin tức hoặc chương trình khuyến mãi từ Vinahost

    Bài viết liên quan
    Bình luận
    Theo dõi
    Thông báo của
    guest
    0 Góp ý
    Cũ nhất
    Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
    Phản hồi nội tuyến
    Xem tất cả bình luận